Tin suc khoe

 
 
 

Danh y Nguyễn Đình Chiểu

  • Cập nhật : 08/06/2015

Tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi bị mù lấy hiệu là Hối Trai. Người thôn Tân Thái, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Sinh năm 1822, mất năm 1888 tại làng An Đức, tỉnh Bến Tre. Năm Thiệu Trị thứ 3  (1843) ông đậu Tú tài trường Hương thí Gia Định và ra Huế thi cử nhân cùng thi Hội, nhưng được tin mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang. Dọc đường, do thương khóc quá nên mù cả hai mắt. Sau đó ông dạy học và làm thuốc, vì thế người dân gọi là cụ Đồ Chiểu. Ông soạn ra quyển ‘Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật’.

Nội dung lên án những việc làm bất chính hại đến tính mạng nhân dân:

+ Cống mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng phù phép huyền bí.

+ Chống lừa bịp người bệnh, gian dối trong việc bán thuốc.

+ Chống trị bệnh theo bá đạo, dùng thuốc hoặc châm cứu bừa bãi do thiếu học tập y lí. Ông cũng đề cao  việc cứu chữa cho người nghèo khổ, chu cấp thuốc và tận tình giúp đỡ họ. Khuyên các thầy thầy thuốc khiêm tốn học hỏi, không tự phụ chủ quan, không giáo điều với sách vở.

Mở đầu có hai bài luận bằng chữ Hán nêu lên tầm quan trọng của nghề y và những nét lớn về y lí trị liệu, cơ sở biện chứng và phương châm dùng thuốc. Bài ‘Trích Yếu’ bàn về âm dương,nêu lên quy luật biến hóa của âm dương, thủy hỏa, khí huyết trong sinh lý và bệnh lý.

Phần Đạo Dẫn và Nhập Môn nói chuyện với Ngư tiều bằng ca Nôm lục bát, có phụ thêm các bài thơ ca bằng chữ Hán, gồm các mục lý luận cơ bản về Ngũ hành, Tạng phủ, Kinh lạc, Vận khí, Chản đoán, Biện chứng, Dược học, Nhi khoa, Phụ khoa, Châm cứu.

Phần cuối có một bài Luận Về Tiêu Bản và một bài Tạp Trị Phú bàn chung về các cách trị bệnh…

Ngoài ra, sách cũng còn đề cập đến 4 mục:

1- Lịch sử Đông y với những sách thuốc cần đọc.

2- Âm Chất: nói về đạo đức của người thầy thuốc và việc ăn ở nhân đức, từ thiện (nhân thuật, nhan đạo).

3- Tra Án: răn các thầy thuốc chữa bậy, vụ lợi và chống mê tín dị đoan.

4- Thiện Chân: nêu lên phép dưỡng sinh và vệ sinh phòng bệnh.

(Nguồn: st)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Phan Sanh Đường:  Phòng chẩn  trị YHCT vì sức khỏe cộng đồng, tâm huyết của danh y Phan Thanh Xuân1

      Phan Sanh Đường: Phòng chẩn trị YHCT vì sức khỏe cộng đồng, tâm huyết của danh y Phan Thanh Xuân

      Tọa lạc tại địa chỉ Số 6, Phạm Văn Bạch, khu phố 2, thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, Phòng chẩn trị Y Học Cổ Truyền Phan Sanh Đường là địa chỉ tin cậy cho hàng ngàn bệnh nhân nan y đã được cứu chữa kịp thời.

    • Lương y Nguyễn Văn Tùy – Người thầy thuốc điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư2

      Lương y Nguyễn Văn Tùy – Người thầy thuốc điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư

      Bằng phương pháp chữa bệnh độc đáo và sở hữu bài thuốc gia truyền của dòng họ, Lương y Nguyễn Văn Tùy đã cứu giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi án tử, những căn bệnh hiểm nghèo, nan y, cố tật, thậm chí là cả ung thư, căn bệnh mà y học hiện đại phải lắc đầu bó tay.

    • Đại Danh Y Tuệ Tĩnh3

      Đại Danh Y Tuệ Tĩnh

      Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, pháp hiệu (theo tên gọi của nhà chùa) là Tuệ Tĩnh. Ông sinh ra ở làng Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa), thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng (gần Kẻ Sặt), phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương - ....

    • Danh y  Hải thượng lãn Ông - Lê Hữu Trác 4

      Danh y Hải thượng lãn Ông - Lê Hữu Trác

      Cùng với Tuệ Tĩnh thì tên tuổi của Lê Hữu Trác - Hải Thượng Lãn ông không còn xa lạ đối với nhiều người Việt Nam, bởi ông là một đại danh y kiệt xuất có đóng góp rất lớn cho nền y học dân tộc nước nhà. Cuộc đời và sự nghiệp của ông thực sự là một “pho sách” quý giá và vô cùng phong phú để cho chúng ta trân trọng học tập và noi theo...

    • Nhà giáo - Danh y Chu Văn An5

      Nhà giáo - Danh y Chu Văn An

      Người ở Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (ngày nay là làng Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông đậu Thái học sinh và giữ chức Tư nghiệp trường Quốc tử giám dưới triều Trần Minh Tông (1324)....

    • Giáo sư Đặng Vǎn Ngữ6

      Giáo sư Đặng Vǎn Ngữ

      Giáo sư Đặng Vǎn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu ngoại ô thành phố Huế. Nǎm 20 tuổi người thanh niên Đặng Vǎn Ngữ đã đỗ tú tài và tốt nghiệp bác sĩ y khoa nǎm 1937 tại Đại học y khoa Hà Nội.

    • Lương y Phó Đức Thành một trí thức yêu nước7

      Lương y Phó Đức Thành một trí thức yêu nước

      Nền Đông y Việt Nam đã có hàng nghìn năm lịch sử, là di sản văn hóa Việt Nam với những phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng những cây thuốc quý có trên đất nước Việt Nam.

    • Giáo sư Hồ Đắc Di8

      Giáo sư Hồ Đắc Di

      Giáo sư Hồ Đắc Di, sinh nǎm 1900, đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đến khóa 5, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội các khoá 2,3,4, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc Đại học vụ Việt Nam, .....