Tin suc khoe

 
 
 

Bí quyết để đóng góp ý kiến với sếp thật tinh tế

  • Cập nhật : 22/01/2020

Ở môi trường công sở, hầu hết chúng ta đều chấp nhận một quy luật bất thành văn là “sếp luôn đúng”. Tuy nhiên, không ai là hoàn hảo cả, và ngay cả những người ở vị trí cấp cao vẫn có thể mắc sai lầm. Trước những thông tin hoặc ý kiến “sai mười mươi” của cấp trên, bạn sẽ lựa chọn im lặng hay “lật tẩy” sếp? Bạn có lường trước được những hậu quả từ lựa chọn của mình không? Sau đây sẽ là một số bí kíp để đóng góp ý kiến với sếp thật hợp tình hợp lý.

Kiểm tra thật kĩ thông tin

Đây là kỹ năng quan trọng mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều nhấn mạnh khi đăng tin tìm ứng viên trên các trang web việc làm như careerlink.vn, timviecnhanh… và cũng là điều đầu tiên bạn nên thực hiện khi muốn góp ý với sếp. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn “bắt lỗi nhầm” để rồi gây mất thời gian và “mất điểm” trong mắt sếp. Do vậy, trước khi đưa ra bất cứ ý kiến, đóng góp gì với cấp trên, hãy kiểm tra thông tin để xác định lại lỗi sai của sếp, để chắc chắn rằng những điều bạn sắp nói đây là chính xác và cập nhật nhất.

Hiểu rõ mục tiêu của bạn

Trước khi tiếp cận sếp, hãy tự hỏi mình: “Thật sự bạn muốn gì khi trình bày vấn đề này với sếp?” Nhiều khi chúng ta quá say sưa đưa ra ý kiến, “mổ xẻ” vấn đề mà quên mất tại sao chúng ta đang làm thế. Mọi góp ý đều cần hướng đến tính xây dựng. Đừng chỉ chăm chăm “vạch lá tìm sâu” mà khiến người nhận góp ý khó chịu, thấy rằng bạn chỉ đang săm soi và nhân cơ hội xả ra chứ không có mong muốn đóng góp ý kiến chân thành.

Tập trung vào bản chất vấn đề

Trước khi góp ý, hãy cân nhắc thật kĩ những gì bạn muốn sửa sai, góp ý cho sếp. Liệu điều đó có thực sự nghiêm trọng và cần thiết nói ra không? Mọi lời khuyên cho bạn đó là hãy bỏ qua những điều lặt vặt không ảnh hưởng đến ai và không phạm luật hay chính sách nào của công ty. Hãy chú ý vào hậu quả mà lỗi đó sẽ gây ra, chứ không nên nhằm “hạ bệ” sếp. Điều tối kị là đưa ra những phán xét, kết luận chủ quan và chỉ lo đi săm soi việc cấp trên phạm lỗi.

Góp ý một cách bình tĩnh, cẩn trọng

Một điều hết sức quan trọng nữa là cách chúng ta đóng góp ý kiến. Đích thân nói chuyện riêng với sếp, nếu có thể, hoặc qua điện thoại nếu cuộc gặp mặt trực tiếp là không thể. Hãy dùng lời lẽ nhẹ nhàng, lịch sự. Dù sao, chúng ta cũng là cấp dưới và thái độ là yếu tố cần lưu tâm hàng đầu khi làm việc với sếp. Gắng bình tĩnh khi góp ý, bởi sự tức giận và ngôn từ thiếu kiềm chế chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Ví dụ, bạn có thể nói chuyện theo kiểu mình mới phát hiện ra một giải pháp khác, chứ không nên chăm chăm chỉ ra là sếp sai rồi phân tích giải pháp của bạn mới là đúng.

Bày tỏ sự đồng tình, tôn trọng ý kiến của sếp

Hãy đặt mình vào hoàn cảnh và cái nhìn của các vị cấp trên. Nếu bạn có cách nhìn giống về kế hoạch chung, hãy bày tỏ sự đồng tình trước nhất, sau đó chỉ ra vấn đề cần thiết. Đừng nên tập trung khai thác những chi tiết “bên lề”. Sau khi trình bày, hãy khéo léo hỏi ý kiến phản hồi của sếp một cách chân thành. Cho sếp cảm nhận được sự tôn trọng từ nhân viên, thấy rằng bạn có cố gắng thấu hiểu sếp và đưa những góp ý mang tính xây dựng cao.

Chỉ giữ câu chuyện giữa hai người nếu có thể

Mục đích của bạn là góp ý với sếp để tránh hậu quả xấu cho công việc chung của tập thể, không phải để “hạ bệ” cấp trên trước đông người. Chẳng ai vui khi những gì là “sai sót” của mình lại trở thành trò cười, trở thành chủ đề bàn tán của người khác, nhất là lòng tự trọng của những người lãnh đạo thường rất cao. Do đó, bất cứ khi nào, hãy giữ mồm giữ miệng, biết mình phải nói gì, nên nói gì, không nên nói gì để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, những người thông minh thích các ý kiến trái ngược và những cấp trên có tầm nhìn đều muốn nghe mọi khía cạnh của vấn đề.” Do vậy, đóng góp ý kiến cho cấp trên là điều nên làm nhưng bạn cần phải tuyệt đối khách quan và khéo léo. Chúc các bạn áp dụng những bí kíp này thành công nhé!

 

Phương Hà

Trở về

Xem thêm

  • 4 lý do không nên “rải” CV xin việc làm nhiều nơi1

    4 lý do không nên “rải” CV xin việc làm nhiều nơi

    Rất nhiều người nghĩ rằng việc “rải” CV xin việc làm nhiều nơi sẽ có tỷ lệ gọi phỏng vấn nhiều hơn so với việc chỉ gửi một hoặc vài bản CV. Điều này là một lầm tưởng tai hại khiến hành trình “săn” việc của bạn trở nên vất vả hơn nhiều. Lí do là 4 điều sau đây.

  • Những điều cần biết về cách thuyết phục khách hàng khó tính2

    Những điều cần biết về cách thuyết phục khách hàng khó tính

    Thuyết phục khách hàng thành công không phải là việc đơn giản, với những vị khách khó tính lại càng là thử thách. Một số kiểu khách hàng được xếp vào nhóm “khó nhằn” đó là: bảo thủ, luôn cho mình đúng; tự kiêu, mình là VIP, muốn phải được phục vụ hoàn hảo và đặc biệt hơn những người khác; khách hàng đòi hỏi vô lý và kiểu khách hàng không mấy tin tưởng, đánh giá cao bên bán hàng...

  • 7 cách làm việc hiệu quả với sếp không có tổ chức3

    7 cách làm việc hiệu quả với sếp không có tổ chức

    Không có kế hoạch làm việc cụ thể, liên tục muộn giờ, luôn nhờ bạn gửi lại email cũ, không bao giờ tìm được giấy tờ đã lưu trữ,... là những biểu hiện của một người sếp không có tổ chức. Điều này sẽ khiến bạn bực mình vì công việc trở nên khó khăn gấp đôi, thậm chí còn làm chậm tiến độ chung của cả nhóm. Bạn phải làm gì khi sếp đang vô tình “phá hoại” công việc của bạn và những người khác? Nếu không thay đổi được sếp thì bạn nên áp dụng một số “tuyệt chiêu” sau để làm việc với sếp hiệu quả hơn nhé.

Bài cùng chuyên mục