Tin suc khoe

 
 
 

Phòng và chữa viêm họng

  • Cập nhật : 08/06/2015

Đau rát họng là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, không phải cứ đau họng là dùng kháng sinh.

dau hong, viem hong - tinsuckhoe.comPhần lớn do vi-rút

Theo lương y Vũ Quốc Trung, phần lớn các trường hợp viêm họng là do vi-rút và viêm họng mãn tính. Khi có các triệu chứng ho, rát họng, khàn giọng, nhiều người hay nghĩ mình bị viêm họng và ra hiệu thuốc mua kháng sinh để uống. Đó là thói quen không tốt cho sức khỏe.

Viêm họng cấp tính khởi phát đột ngột, người bệnh sốt khoảng 39 độ C. Bệnh do vi-rút, có thể tự khỏi trong 3-4 ngày, chỉ cần dùng thuốc hạ sốt, giảm ho. Nếu do nhiễm khuẩn thì có dấu hiệu môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, mặt bơ phờ. Viêm họng mãn tính thường không có triệu chứng rõ rệt, không sốt, người chỉ hay mỏi mệt. Biểu hiện thường gặp là rát họng, nuốt vướng, ho từng cơn liên tục. Khi mắc bệnh do vi-rút không cần dùng kháng sinh, lạm dụng thuốc sẽ có có hại cho sức khỏe. Nhưng nếu có dấu hiệu do vi khuẩn, cần phải dùng đến kháng sinh từ 5-7 ngày, hay dài hơn, tùy trường hợp.

Bài thuốc chữa viêm họng

Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, viêm họng không nhất thiết phải dùng kháng sinh, trừ trường hợp viêm họng do nhiễm vi khuẩn. Y học cổ truyền có những bài thuốc chữa viêm họng như dưới đây cũng rất hay: Với viêm họng cấp, Đông y xem nó có các triệu chứng: họng đỏ, đau, khô rát, phát sốt đau đầu. Lúc này có thể dùng bài thuốc gồm, kinh giới, ngân hoa (mỗi loại 16g), bạc hà 9g, ngưu bàng, huyền sâm, sinh địa, cát cánh, cương tằm (mỗi loại 12g), nhọ nồi, tang bì, xạ can (mỗ̃i loại 8g).

Còn với viêm họng mãn triệu chứng thường là họng khô khó chịu, niêm mạc họng có những điểm xung huyết màu đỏ nhạt, hoặc có những hạt rải rác. Lúc này có thể dùng bài thuốc gồm các vị: xạ can, tang bì, thạch hộc, mạch môn, huyền sâm, thiên hoa phấn (mỗi loại 12g), sinh địa, sa sâm, kê huyết đằng (mỗi loại 16g), cát cánh 10g, bối mẫu (mỗi loại 10g), cam thảo 6g. Các bài thuốc trên sắc (nấu) uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày, sau khi ăn 30 phút.

Đề phòng viêm họng

Phòng không để mắc viêm họng là tốt nhất. Để phòng chúng, Đông y có một số cách thực hiện như sau: nhai một ít đinh hương mỗi sáng sẽ bảo vệ họng tránh khỏi những vi khuẩn, vi trùng có hại xâm nhập; nhai 6 lá húng quế mỗi buổi sáng sau khi đánh răng; ép một ít nước gừng tươi để uống vào buổi sáng (trộn với một ít mật và uống nó sau khi đánh răng). Gừng và mật sẽ bảo vệ họng bạn suốt cả ngày. Bên cạnh đó, những mùa, thời điểm thay đổi thời tiết dễ bị viêm họng ta có thể súc họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng, để bảo vệ họng khỏi viêm nhiễm; cần vệ sinh bàn chải sạch sẽ.

(Theo Khánh Vy // Thanhnien Online)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Triệu chứng ung thư tuyến giáp1

      Triệu chứng ung thư tuyến giáp

      Ung thư tuyến giáp là dạng ung thư nội tiết khá phổ biến. Khi gặp những dấu hiệu dưới đây bạn nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp:

    • Những triệu chứng ung thư không thể bỏ qua2

      Những triệu chứng ung thư không thể bỏ qua

      Ung thư là căn bệnh đáng sợ đối với nhân loại, nhưng bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Thế nên, có một số triệu chứng ung thư mà bạn cần biết và không thể bỏ qua.

    • Phòng ngừa,  xử trí để không tử vong vì sốt xuất huyết3

      Phòng ngừa, xử trí để không tử vong vì sốt xuất huyết

      Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue có 4 typ huyết thanh (D1, D2, D3, D4) gây nên. SXHD là bệnh thường gặp do cùng 1 hoặc nhiều typ virus Dengue gây nên. 

    • Nhận biết sớm bệnh tay chân miệng4

      Nhận biết sớm bệnh tay chân miệng

      Chưa năm nào dịch tay chân miệng nóng như năm nay với hơn 20.000 ca mắc, 56 trường hợp tử vong. Đáng nói, dấu hiệu bệnh rất điển hình nhưng nhiều người vẫn nhầm với các bệnh có phát ban khác, nên không theo dõi chặt để kịp thời phát hiện biến chứng.

    • Cúm A và những điều cần biết5

      Cúm A và những điều cần biết

      Trong khi cúm A/H1N1 đã trở thành cúm mùa thông thường thì cúm A/H5N1 lại tái xuất sau một thời gian vắng bóng với các trường hợp nhiễm đều có nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh đó là sự xuất hiện thêm trường hợp nhiễm cúm A/H3N2 đầu tiên.

    • Ai dễ bị ung thư dạ dày?6

      Ai dễ bị ung thư dạ dày?

      Nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám điều trị ở các phòng mạch tư, phòng khám đa khoa trong một thời gian dài mà không được chụp hoặc soi dạ dày. Đến khi phát hiện ung thư dạ dày thì đã quá muộn không còn cách cứu vãn.

    • Nguời bị bệnh gút, không nên ăn cua đồng?7

      Nguời bị bệnh gút, không nên ăn cua đồng?

      Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và là món ăn được ưa chuộng trong những tháng cuối hè, đầu thu - thời điểm cua béo nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nhiều.

    • Sức khỏe ngày hè - 5 điều cần nhớ!8

      Sức khỏe ngày hè - 5 điều cần nhớ!

      Nếu mùa đông, cơ thể ít cảm giác háo nước, ăn thấy ngon miệng thì mùa hè lại ngược lại hoàn toàn. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này, đảm bảo sức khỏe chung trong mùa hè nóng bức?