Tin suc khoe

 
 
 

Sức khỏe ngày hè - 5 điều cần nhớ!

  • Cập nhật : 08/06/2015

Nếu mùa đông, cơ thể ít cảm giác háo nước, ăn thấy ngon miệng thì mùa hè lại ngược lại hoàn toàn. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này, đảm bảo sức khỏe chung trong mùa hè nóng bức?

->> Năm đồ uống tốt nhất trong mùa hè
->> Phải làm gì khi có các đợt nóng bức cao?

uong nuoc - tinsuckhoe.comBổ sung kali

Thời tiết nóng nực khiến cơ thể dễ ra nhiều mồ hôi, cần kịp thời bổ sung nước. Có 3 thời điểm trong ngày cần đặc biệt chú ý bổ sung nước: khi ngủ dậy, trước khi ngủ và sau khi tắm. Những lúc này, uống 1 cốc nước đun sôi để nguội to, không chỉ giúp bổ sung nước cho cơ thể, mà còn có tác dụng nhuận tràng, bài độc. Tốt nhất lúc nào cũng nên có 1 chai nước bên cạnh để có thể bổ sung nước mọi lúc theo nguyên tắc: uống ít một, chia nhiều lần, và uống chậm.

Có người mùa hè chỉ uống đồ lạnh. Cách này thực ra không giúp giải khát. Những ngày nóng nực, uống một cốc nước ấm có tác dụng thúc đẩy tuyến mồ hôi bài tiết, giúp lượng lớn mồ hôi được bài thải ra ngoài qua da, từ đó làm giảm nhiệt độ cơ thể. Ngoài việc thường xuyên uống nước đun sôi để nguội, còn có thể bổ sung nước bằng cách ăn các loại rau quả chứa nhiều nước như dưa hấu, bí đao, hạt sen, atisô… Sau khi ra mồ hôi nhiều, không nên uống nhiều nước ngay lập tức, nên uống một chút nước muối loãng trước.

Việc bổ sung kali cho cơ thể cũng vô cùng quan trọng. Ngày nóng, lượng kali trong máu thường thấp, ra mồ hôi nhiều cũng làm “thất thoát” natri và kali. Khi cơ thể bị thiếu kali, sẽ có triệu chứng tê mỏi chân tay, nghiêm trọng hơn có thể bị buồn nôn. Thịt nạc, hải sản, thịt bò, khoai tây, chuối tiêu… đều là những thực phẩm giàu kali.

canh muop dang - tinsuckhoe.comĂn đắng

Trời nóng thường khiến nhiều cơ thể có cảm giác nhạt miệng, không muốn ăn. Lúc này ăn chút thực phẩm có vị đắng sẽ có tác dụng kích thích dạ dày, giúp khai vị.

Nghiên cứu đã chỉ ra, các thực phẩm vị đắng có chứa lượng lớn các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin và khoáng chất, amino axit, alkaloid… có tác dụng giải độc, làm sáng mắt, chống khuẩn, tiêu đờm, giải nhiệt, tỉnh trí. Ăn với lượng thích hợp có thể kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác muốn ăn.

Thực phẩm có vị đắng điển hình nhất là mướp đắng. Ăn các thực phẩm tính mát như: dưa chuột, bí đao, mướp, dưa hấu, cà chua, rau cần… cũng có công dụng tương tự mướp đắng.

Lưu ý: Những người chức năng dạ dày kém như người già, trẻ nhỏ, ngườibị bệnh dạ dày cần đặc biệt lưu ý không nhiều thực phẩm có vị đắng và tính mát để tránh bị tiêu chảy, lạnh dạ dày do ăn nhiều.

Ít cáu giận

Ngày hè nóng nực khiến quá trình trao đổi chất xảy ra nhanh hơn, tâm trạng con người cũng theo đó dễ dao động hơn. Bạn sẽ thấy bản thân dễ bị mệt, dễ cáu gắt, khó chịu, khó ngủ...

Để duy trì được tâm trạng ổn định, bạn có thể thử cách hít thở an thần: vào công viên lúc chiều tối, tìm một nơi có cây cối thoáng mát, đứng chân trần trên mặt đất, nhắm mắt lại, 2 tay thả lỏng, hít thở sâu. Sau đó 2 tay dần dần mở rộng, tưởng tượng khí đang qua mũi vào đầy ngực, rồi đi vào huyệt đan điền (dưới rốn 1,5 tấc). Cuối cùng từ từ thở khí ra ngoài qua mũi, và dần dần hạ 2 tay xuống.

Cách hít thở này giúp tâm trạng vui vẻ, thoải mái, có tác dụng “đánh đuổi” những bất an do thời tiết nóng nực mang lại.

Ngoài ra, ăn các thực phẩm tươi ngon, thanh đạm, dễ tiêu hoá như dưa chuột, đào…cũng có tác dụng giải khát, thanh nhiệt.

Đi bộ nhiều

Vận động trong ngày hè sẽ tiêu hao nhiều thể lực. Tuy nhiên đối với người mắc các bệnh mãn tính, người già không nên để ra mồ hôi nhiều ngày nắng nóng, để cơ thể tránh bị suy kiệt. Những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thái cực quyền… khá thích hợp với tiết trời mùa hè, có tác dụng giúp ngủ ngon, ổn định tâm trạng. Người có sức khoẻ bình thường cũng có thể kết hợp 2 hình thức đi bộ nhanh hoặc chạy chậm.

Bảo vệ tim

Mùa hè là mùa khiến trái tim mệt nhất trong năm. Theo Đông y, mùa hè, dương khí vượng, trái tim lại là cơ quan chủ dương khí trong cơ thể. Dương khí của tim giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, duy trì sự sống cho cơ thể. Bởi vậy, mùa hè tim phải hoạt động nhiều nhất, nên mệt nhất. Khi dương khí quá vượng, tim sẽ bị “bốc hoả”. Điều này không chỉ khiến tâm tính nóng nảy, mà còn làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó kéo theo các loại bệnh.

Để bảo vệ tim, đầu tiên cần tránh quá nóng hoặc quá lạnh. 12 giờ trưa đi trên phố sẽ khiến lưu lượng máu bị tăng nhanh trong thời gian ngắn, làm tăng gánh nặng cho tim và các mạch máu. Ngược lại, cả đêm mở điều hòa để chống nóng, môi trường nóng lạnh xen kẽ cũng dễ khiến tim bị khó chịu.

Ngoài ra, cần ăn các thực phẩm bồi bổ cho tim, đặc biệt là những người tim âm suy. Những ngày nắng nóng nhiều, có thể ngậm sâm; uống trà long nhãn, mạch đông; hoặc ăn cháo nấu với đại táo. Không ăn các thức quá mặn trong mùa hè. Nên ít ăn các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như thịt mỡ, lòng đỏ trứng, gan động vật…

(Theo Phạm Thúy // Dân trí // people)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Những triệu chứng ung thư không thể bỏ qua1

      Những triệu chứng ung thư không thể bỏ qua

      Ung thư là căn bệnh đáng sợ đối với nhân loại, nhưng bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Thế nên, có một số triệu chứng ung thư mà bạn cần biết và không thể bỏ qua.

    • Phòng ngừa,  xử trí để không tử vong vì sốt xuất huyết2

      Phòng ngừa, xử trí để không tử vong vì sốt xuất huyết

      Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue có 4 typ huyết thanh (D1, D2, D3, D4) gây nên. SXHD là bệnh thường gặp do cùng 1 hoặc nhiều typ virus Dengue gây nên. 

    • Nhận biết sớm bệnh tay chân miệng3

      Nhận biết sớm bệnh tay chân miệng

      Chưa năm nào dịch tay chân miệng nóng như năm nay với hơn 20.000 ca mắc, 56 trường hợp tử vong. Đáng nói, dấu hiệu bệnh rất điển hình nhưng nhiều người vẫn nhầm với các bệnh có phát ban khác, nên không theo dõi chặt để kịp thời phát hiện biến chứng.

    • Cúm A và những điều cần biết4

      Cúm A và những điều cần biết

      Trong khi cúm A/H1N1 đã trở thành cúm mùa thông thường thì cúm A/H5N1 lại tái xuất sau một thời gian vắng bóng với các trường hợp nhiễm đều có nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh đó là sự xuất hiện thêm trường hợp nhiễm cúm A/H3N2 đầu tiên.

    • Phòng và chữa viêm họng5

      Phòng và chữa viêm họng

      Đau rát họng là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, không phải cứ đau họng là dùng kháng sinh. Viêm họng cấp tính khởi phát đột ngột, người bệnh sốt khoảng 39 độ C. Bệnh do vi-rút, có thể tự khỏi trong 3-4 ngày, chỉ cần dùng thuốc hạ sốt, giảm ho. Nếu do nhiễm khuẩn thì có dấu hiệu môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, mặt bơ phờ...

    • Ai dễ bị ung thư dạ dày?6

      Ai dễ bị ung thư dạ dày?

      Nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám điều trị ở các phòng mạch tư, phòng khám đa khoa trong một thời gian dài mà không được chụp hoặc soi dạ dày. Đến khi phát hiện ung thư dạ dày thì đã quá muộn không còn cách cứu vãn.

    • Nguời bị bệnh gút, không nên ăn cua đồng?7

      Nguời bị bệnh gút, không nên ăn cua đồng?

      Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và là món ăn được ưa chuộng trong những tháng cuối hè, đầu thu - thời điểm cua béo nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nhiều.

    • Những thực phẩm giúp ngừa ung thư8

      Những thực phẩm giúp ngừa ung thư

      Ung thư được xem là một trong những căn bệnh nan y gây tử vong hàng đầu hiện nay trên thế giới. Với tỷ lệ điều trị thành công bệnh ung thư hiện nay còn rất thấp, nhiều người tự hỏi liệu có cách nào có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư trước khi nó xảy ra? Bên cạnh môi trường sống trong lành, chế độ thực phẩm với công dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả...