Tin suc khoe

 
 
 

Danh y Nguyễn Đại Năng

  • Cập nhật : 08/06/2015

NGUYỄN ĐẠI NĂNG (Không rõ năm sinh năm mất)

Quê ở xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn (nay thuộc xã Hiệp Sơn – An Lưu, huyện Kịn Môn tỉnh Hải Hưng). Giữ chức Tảnhị ở Thái y viện phụ trách coi Thái y viện. Dùng châm cứu chữa bệnh cho nhiều người, được Hồ Hán Thương rất yêu mến. Ông đã soạn quyển ‘Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca’ bằng thơ Nôm để phổ biến rộng rãi phương pháp châm cứu. Đây là quyển sách châm cứu đầu tiên ở Việt Nam.

Nội dung tác phẩm trình bầy bằng ca nôm, thể lục bát là chính, có lẫn chữ Hán. Sách có nhiều đoạn, mỗi đoạn đề cập đến từng vấn đề nhưng trình bầy liên tiếp, không phân thành chương.  Có thể chia thành 4 phần:

Phần I: Phân xích thốn, biên thần huyệt quốc ngữ ca: phần mở đầu có đề cập đến việc dùng Ngải cứu và tác dụng của phép cứu, việc kiêng kỵ, cách phân tấc đo để lấy huyệt, những huyệt cấm châm, cấm cứu, cách làm cho vết cứu lở ra và cách trị các vết lở do cứu gây nên. Phần cuối bàn về huyệt Cao hoang, Tứ hoa, Hoạn môn, Kỵ túc mã, Mỗ tự.

Phần II: Tổng Luận Kinh Sử Chư Bệnh  Dụng Huyệt Quốc Ngữ Ca. bàn về việc điều trị 26 loại bệnh chứng bằng châm cứu.

Phần III: Tổng Luận Chứng Huyệt Ca. bàn chung việc dùng huyệt trị 103 loại bệnh.

Phần IV: Thập Nhị Mạch thuộc Lục Phủ Ngũ Tạng Quốc Ngữ Ca: nói về kinh mạch và vị trí huyệt, các huyệt thuộc mạch Đốc, Nhâm, huyệt vùng đầu mặt, ngực bụng, lưng huyệt thuộc 12 kinh mạch, 6 kinh ở tay, 6 kinh ở chân.

Phần Cuối: Phụ lục của Thái y viện đời Hậu Lê bằng chữ Hán về kinh mạch và vị trí huyệt, phần dưới viết bằng dạng thơ.

(Nguồn: st)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • 1

      Danh y Đặng Xuân Bảng

      Tự Hy Long, hiệu Thiện Đình.  Người xã Hành Thiện, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đậu tú tái 1846, 1848, cử nhân 1850, đạu tiến sĩ 1856, giữ chức tuần phủ Hải Dương, vì để mất thành nên bị cách chức. Sau đó được phục hồi hàm Quang lộc, tự Thiếu khanh, lĩnh chức Đốc học tỉnh Nam Định. Ông thích nghiên cứu thiên văn và y học, nhất là dược thảo. Năm 1901 ông soạn quyển  Nam Phương Danh Vật Khảo.

    • 2

      Danh y Ngyễn Anh Nhân

      Không rõ quê quán. Soạn bộ Y Học Tùng Thư (Hà Nội 1933-1939), Hải Thượng Lãn Ông Toàn Thư (Hà Nội 1942), Nhật Hoa Y Học (Hà Nội 1938), Sách Chữa Bệnh Sởi Và Bệnh Đậu (Hà Nội 1940), Sách Thuốc Gia Truyền Kinh  Nghiệm (Hà Nội 1941), Giản Tiện Phương Kinh Nghiệm Cấp Cứu (Hà Nội 1941).

    • 3

      Danh y Nguyễn Quý

      Quê xã Xuân Dục, tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Nguyên là Giám sinh, được bổ làm tri huyện Tiên Minh, sau đó được thăng làm Tham Nghị xứ Yên Quảng, học được y thuật chính truyền, trị bệnh rất giỏi, xem mạch rất tinh tường. Tính tình vui vẻ, năm 70 tuổi vẫn khỏe mạnh. Về tai trị bệnh của ông, được Phạm Đình Hổ thuật lại trong ‘Vũ Trung Tùy Bút’ như sau: “Anh trai ta là Phạm Tôn Kiện, có vợ bị chứng sản hậu đau bụng có hòn cục, cụ Nguyễn Quý bảo sắc Toàn Đương quy 1 lạng, mai thêm 3 chỉ Nhục quế, uống vào khỏi bệnh ngay.

    • 4

      Danh y Nguyễn Xuân Dương

      Hiệu Dưỡng Nguyên. Quê làng Cống Thủy, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Sách y học có: Khoa Chữa mắt (Hà Nội 1939), Sách Thuốc Việt Nam (Hà Nội (1932, 1934, 1935, 1936), Vấn Đề Nghiên Cứu Thuốc Ta (Hà Nội 1935), Khoa Chữa Phổi Và Bệnh Lao (Hà Nội 1940).

    • 5

      Danh y Đinh Nhật Thận

      Tự Tử Úy, hiệu Bạch Mao Am. Người  xã Thanh Liêu, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Năm 1838 đậu tiến sĩ và được bổ nhiệm làm tri phủ, nhưng sau đó vì phạm lỗi nên bị cách chức. Năm 1843 được phục chức như cũ nhưng ông cáo bệnh không nhận. Ông tinh thông nho học và y học. Ông rất giỏi thơ Nôm, đọc sách chỉ xem qua một lần nà nhớ hết, viết văn không cần thảo trước.

    • 6

      Danh y Nguyễn Thế Chuẩn

      Hiệu Đức Khê, thụy Thanh Trai. Người làng My Khê, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Là học trò của Phạm Đình Hổ, đi thi nhiều lần nhưng không đậu nên chuyển sang làm nghề thuốc. Ông nổi tiếng là danh y ở phố Hàng Bún Hà Nội. Nhờ trị khỏi bệnh lở loét chân cho vợ Tổng đốc Hà Nội lúc đó là Nguyễn Hữu Tâm, vì vậy được xây dựng sinh từ ở phố Hàng Bún để tạ ơn. Ông được tiến cử và bổ nhiệm làm Thái y viện phó ngự y nhưng ông lấy lý do còn mẹ gia để từ chối. Ông có để lại một tập thơ chữ Hán và một quyển sách xem mạch và nhiều bài thuốc gia truyền.

    • 7

      Danh y Nguyễn Gia Phan

      Còn gọi là Nguyễn Thế Lịch, hiệu Dưỡng Hiên. Quê ở xã An Khánh (huyện Từ Liêm – Hà Nội ngày nay). Năm 16 tuổi đậu Hương cống, năm 27 tuổi đậu tiến sĩ, làm quan đến chức Tham tri chính sự kiêm Bồi tụng và Binh bộ hữu thị lang đời Lê Chiêu Thống. Được triều đình Tây Sơn giao cho việc chỉ huy phòng chống dịch. Tác phẩm của ông có: ‘Lý Âm Phương Pháp Thông Lục’, ‘Liệu Dịch Phương Pháp Toàn Thư, ‘Hộ Nhi Phương Pháp Tổng Lực’, ‘Tiểu Nhi Khoa’ trị bệnh cho trẻ nhỏ, ‘Thai Sản Điều Lý Phương Pháp’.

    • 8

      Danh y Phạm Văn Bảng

      Sống vào đời Duy Tân (1906 – 1916). Quê xã Nhuận Ốc, phủ  Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, giỏi về y thuật, được phong chức Điều hộ. Ông xem mạch rất giỏi. Tương truyền mẹ của tri phủ Yên Khánh bị bệnh đã lâu, các thầy thuốc trong vùng đều cho là sắp chết. Lúc mời ông đến xem mạch, ông nói là không việc gì, bốc cho một thang thuốc uống xong thì khỏi bệnh. Một người bạn thân của ông ở xã Duyên Mậu, phủ Yên Khánh, tinh Ninh Bình mời ông sang ăn gỏi cá, nhờ ông xem mạch thử, ông xem mạch và cho biết nội trong năm sẽ mắc bệnh nặng mà chết. Sau đó đúng như vậy.